- Bàn đánh bóng bàn
- ban ban bong ban
- giá bàn bóng bàn
- Nuối tiếc cầu Ghềnh trăm năm tuổi Ảnh: Sập cầu Ghềnh, ga Biên Hòa “gồng mình” đón khách Sập cầu Ghềnh: Hàng nghìn hành khách kẹt ở ga Biên Hòa Cầu đường sắt Bình Lợi cũng thường xuyên bị sà lan đâm và đội vào gầm cầu, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn giao thông đường sắt. Sự cố xảy ra gần đây nhất vào ngày 1.11.2015. Theo đó, tài công Nguyễn Quốc Cường (32 tuổi, quê Bạc Liêu) điều khiển sà lan chở đá xây dựng lưu thông trên sông Sài Gòn. Khi đến cầu sắt Bình Lợi, chiếc sà lan bất ngờ tông vào nhịp số 4, cabin đội lên cầu. Va chạm làm nhiều thanh dầm bằng gỗ dưới cầu bị gãy, đường ray lệch khoảng 25 cm. Sự cố khiến lịch khởi hành của nhiều chuyến tàu bị hoãn. Những đoàn tàu đang di chuyển phải dừng khẩn cấp ở các ga Sài Gòn, Sóng Thần, Bình Triệu. Ngày 29.5.2015, sà lan nặng hàng trăm tấn khi chui qua cầu sắt Bình Lợi cũng bị dính cabin dưới gầm cầu sắt. Phần mỏ neo bằng sắt của sà lan dính cứng vào các thanh sắt dưới chân cầu khiến sà lan “chết đứng”. Nhân viên gác cầu, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy, Cảng vụ hàng hảng, lực lượng cứu hộ cứu nạn Cảnh sát PCCC TP có mặt “giải cứu” chiếc sà lan. Sau nhiều giờ, thợ hàn phải cắt các trụ neo của chiếc sà lan vướng vào trụ cầu mới giải phóng được hiện trường. Trước đó, ngày 1.4.2015 và ngày 4.12.2013, một chiếc tàu chở dầu và một chiếc sà lan chở cát cũng đã bị mắc kẹt tại cầu Bình Lợi nhiều giờ đồng hồ. Cầu đường sắt Bình Lợi được xây dựng và hoàn thành năm 1902. Cây cầu nối đôi bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn quận Thủ Đức và Bình Thạnh, TP.HCM. Đây cũng là cây cầu vượt sông Sài Gòn đầu tiên. Sau hơn 110 năm khai thác, cầu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, chiều cao thông thuyền hiện tại của cầu chỉ 1,8 m nên khi có thủy triều lên, nhiều tàu, thuyền đã mắc kẹt dưới gầm cầu. Vì vậy, ngày 28.4.2015 Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP HCM và tỉnh Bình Dương đã động thổ dự án dự án cải tạo, nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi. Theo đánh giá của Bộ giao thông vận tải, dự án này hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của TP.HCM và Bình Dương. Liên quan đến sự cố sà lan đâm sập cầu Ghềnh (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vào trưa 20.3 khiến giao thông đường sắt bị “tê liệt”, cơ quan công an Đồng Nai đã bắt và di lý 2 tài công điều khiển tàu kéo gây ra vụ việc để điều tra. Sự cố khiến tuyến đường sắt Bắc –Nam bị “tê liệt”. Hàng ngàn hành khách đi tàu từ ngoài miền Trung và miền Bắc vào phải dừng ở ga Biên Hòa và ngược lại hàng trăm hành khách ở ga Sài Gòn bị kẹt lại tại đây. Để giải quyết sự cố, Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Đồng Nai và TP.HCM phối hợp trung chuyển tất cả hành khách từ ga Sài Gòn ra ga Biên Hòa và từ ga Biên Hòa về ga Sóng Thần và ga Sài Gòn. Ngày 1.11.2015, chiếc sà lan bất ngờ tông vào nhip số 4 cầu sắt Bình Lợi, cabin đội lên cầu. Va chạm làm nhiều thanh dầm bằng gỗ dưới cầu bị gãy, đường ray lệch khoảng 25 cm. Ngày 29.5.2015, sà lan nặng hàng trăm tấn khi chui qua cầu sắt Bình Lợi cũng bị dính cabin dưới gầm cầu sắt. Phần mỏ neo bằng sắt của sà lan dính cứng vào các thanh sắt dưới chân cầu khiến sà lan “chết đứng” Sự cố gây “tê liệt” tuyến đường sắt trong nhiều giờ. Trước đó, ngày 1.4.2015 và ngày 4.12.2013, một chiếc tàu chở dầu và một chiếc sà lan chở cát cũng đã bị mắc kẹt tại cầu Bình Lợi Sau hơn 110 năm khai thác, cầu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, giữa năm 2015 cơ quan chức năng đã động thổ dự án dự án cải tạo, nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi. Cầu Ghềnh bị sà lan đâm sập vào trưa 20.3 Cầu Ghềnh có tuổi thọ hơn 100 tuổi do người Pháp xây dựng (Ảnh tư liệu) Nguồn báo điện tử : 24H Cầu đường sắt hơn 100 tuổi liên tiếp bị sà lan đội gầm