- Có nên quan hệ sau khi tập thể hình
- Có nên quan hệ sau khi tập thể hình
- tập thể hình tăng cân
- Vụ sập nhà cổ HN: Lời kể người thoát chết trong gang tấc Vụ sập nhà cổ 2 người chết: Ai chịu trách nhiệm? [Mô phỏng 3D] Sập nhà cổ giữa trung tâm Hà Nội Ông Thuy: “Con cháu học trái tuyến, một số người mất việc, ngồi chơi xơi nước”. Ảnh: TG 46 hộ gia đình tạm cư tại nhà CT1 là những nạn nhân vụ sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo hồi tháng 9/2015, đang vô cùng lo lắng khi mới đây Sở Xây dựng vừa có công văn thu tiền thuê nhà gửi đến Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và một số cơ quan chức năng. Họ không tán thành và đã gửi đơn kiến nghị lên cơ quan chức năng xin được về nhà cũ, thậm chí cho hay sẽ... ngủ đường nếu phải đóng tiền thuê nhà. Dân lo phải trả tiền ở… nhà tạm Theo đó, công văn số 1068/SXD-PTN do Phó Giám đốc Sở Xây Dựng Hà Nội Nguyễn Chí Dũng ký về việc bố trí tạm cư cho các hộ gia đình di chuyển ra khỏi nhà sập 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm yêu cầu, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm với Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thực hiện thuê nhà cho các hộ gia đình và thu tiền thuê nhà của các hộ gia đình theo quy định. Giá thuê nhà áp dụng tương đương giá thuê nhà cho các hộ gia đình thuê để tạm cư khi thực hiện các dự án cải tạo chung cư cũ đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận với giá thuê là 67.000 đồng/m2 (chưa thuế VAT). 46 hộ gia đình nói trên được bố trí tạm cư tại khu chung cư CT1 - Định Công, quận Hoàng Mai với các căn hộ có diện tích từ 51- 90m2. Như vậy theo công văn trên của Sở Xây dựng Hà Nội, mỗi căn hộ ít nhất phải trả tiền nhà trong 6 tháng tính từ khi các hộ dân này chuyển đến, là hơn 20 triệu đồng, căn hộ phải thanh toán nhiều nhất hơn 36 triệu đồng. Vấn đề là tiền nhà khi ở tạm ai trả? Đó cũng là câu hỏi của hơn 200 con người của 46 hộ dân mà chưa có lời giải đáp. Điều đáng nói là Sở Xây dựng gửi công văn từ ngày 3/2/2016 tới Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, UBND phường Cửa Nam và Xí nghiệp quản lý dịch vụ và khai thác đô thị. Nhưng đến thời điểm này, những bên liên quan vẫn chưa thông báo đến các hộ dân. Điều đó đã khiến các hộ dân này thêm lo lắng và không biết cơ quan chức năng sẽ có hướng giải quyết như thế nào? Theo ông Nguyễn Đình Hải, nguyên Tổ trưởng Tổ dân phố 107 Trần Hưng Đạo thì, ngay sau thời điểm hội trường của căn biệt thự đổ xuống ngày 22/9/2015 đã chặn lối đi của các hộ dân phía trong nên 66 hộ dân ở đây đã được lệnh di dời. “Khi chúng tôi chuyển đến nhà CT1, không có một đơn vị nào thông báo là nhà phải thuê, hay ở miễn phí, cũng như thời hạn được ở. Lúc đó, hoảng loạn, được thu xếp về đây (CT1, Định Công) thì tất cả đều về chứ không ai thắc mắc gì”, ông Hải cho biết. Đơn vị chủ quản là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho đến bây giờ vẫn chưa lên tiếng về sự việc này. Nói về công tác khắc phục hậu quả sau sự cố sập nhà, các cư dân 107 Trần Hưng Đạo cũ cho biết, Tết Bính Thân vừa rồi, 66 hộ gia đình đều được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tặng 1 triệu đồng. Những cá nhân do vụ sập nhà bị thương phải điều trị ở bệnh viện đều được đơn vị này chi trả viện phí. Tuy nhiên, 17 chiếc xe máy và nhiều đồ đạc của người dân nằm dưới đống đổ nát thì vẫn chưa được giải quyết. “Sẽ mắc màn ngủ ngoài đường”?! Phản ứng trước công văn của Sở Xây dựng, không ít cư dân 107 Trần Hưng Đạo tỏ ra lo lắng. Ông Lê Minh Thuy, cán bộ hưu trí ngành đường sắt cho biết: “Nếu bắt dân trả tiền nhà, chúng tôi không có trả. Vì nhà này chúng tôi không thuê. Thứ nữa, điều kiện kinh tế hiện tại của chúng tôi rất khó khăn. Hai vợ chồng tôi hàng tháng trông chờ đồng lương hưu 3 triệu rưỡi của tôi. Vợ tôi trước kia ở 107 Trần Hưng Đạo còn bán xôi sáng, bán dưa cà thêm thu nhập. Ở đây, không có chỗ, nên bà ngồi chơi. Nếu không ăn, không uống, không tiêu pha một đồng nào thì tiền lương của tôi cũng chỉ mới trả được nửa tiền thuê nhà”. Mong muốn của các hộ dân là được trở lại sinh sống nơi họ đã sống bấy lâu nay. Những người như ông Thuy gắn bó với ngõ 107 Trần Hưng Đạo từ những năm 80 của thế kỷ trước. Bà Nguyễn Thị Tiêu, bị gẫy chân khi căn biệt thự đổ xuống, qua gần nửa năm điều trị đã có thể đi lại được trong nhà. Bà Tiêu cho biết: “Vẫn còn thấy đau nhức, chưa thể bước cầu thang được. Hiện, tôi chỉ giúp gia đình nấu cơm, rửa bát… những việc lặt vặt trong nhà”. Theo bà Tiêu, lúc sập biệt thự cổ bà đang quét rác ở lối ngõ đi ra vào. Toàn bộ khối đất đá, gạch vữa đè hết lên người. Nghe tiếng đổ rất to, chồng bà phải gọi người mới đưa bà ra khỏi đống đổ nát. Bây giờ, nhớ lại cảnh tượng đó vẫn khiến bà Tiêu sợ hãi. Mong ước lớn nhất của bà Tiêu không phải ở đôi chân mà bà bày tỏ: “Bây giờ, mong một chốn dung thân ổn định. 6 tháng qua, sống trong thắc thỏm, lo lắng. Rất mệt. Vợ chồng tôi cũng đã nhiều tuổi, chỉ mong ổn định”. Ông Nguyễn Đình Hải khẳng định, nếu ngành đường sắt yêu cầu hộ dân trả tiền nhà thì tất cả đều không đồng ý. “Nếu ngành đường sắt vẫn giữ im lặng, thì tất cả hộ dân ở đây dự định kéo về 107 Trần Hưng Đạo. Nếu cửa khóa, chúng tôi mắc màn ngủ ngoài đường”, ông Hải nói. Trẻ học trái tuyến, chi phí gấp 3 Ông Thuy cho biết, trước kia khi còn ở Trần Hưng Đạo, cháu nội ông học mẫu giáo đúng tuyến mỗi tháng có 700.000 – 800.000 đồng. Ở Định Công là trái tuyến nên cháu ông phải chọn trường dân lập, học phí trên 2 triệu đồng/tháng. Chi phí quá cao nên ông bà đành để cháu ở nhà chăm. Nhiều hộ dân sống tạm cư ở CT1 - Định Công cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự vì đa số các em học sinh đang phải đi học với quãng đường 6 - 7 km. Ông Thuy cho biết: “Nhiều phụ huynh tỏ ra rất mệt mỏi với việc đưa con cái đi học trái nẻo, ảnh hưởng đến công việc”. Nguồn báo điện tử : 24H Vụ sập biệt thự cổ ở HN: Cư dân bị đòi tiền thuê nhà