5 sai lầm "chết người" chị em thường mắc khi tập luyện
Sai lầm chị em thường mắc khi dùng kem chống nắng
Bạn gọi mình là một tín đồ thể dục nhưng bạn có chắc chắn rằng những gì bạn đang làm trong việc tập luyện đã thực sự đúng đắn? Thực tế chứng minh rằng có rất nhiều những thói quen bạn cứ tưởng là đúng nhưng sự thật là hoàn toàn ngược lại.
Nếu như học hỏi từ kinh nghiệm của những người đi trước hay đọc được những sai lầm của người khác đã rút ra thì bạn sẽ đỡ tốn thời gian tự mình mày mò.
Dưới đây là 6 thói quen phổ biến mà mọi người thường mắc khi tập thể dục. Rất có thể bạn sẽ gặp được chính mình trong đó.
1. Tập quá nặng
Nâng tạ nặng hơn, chạy nhanh hơn,... là điều tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng cơ thể mình một cách chính xác. Thoả hiệp với nó và giúp bạn tránh chấn thương mới là điều quan trọng nhất. Tất nhiên, muốn tăng cơ thì bạn cần nâng tạ nặng, muốn đốt nhiều calo thì bạn cần chạy ở mức nhanh. Tuy nhiên, bạn có thể nâng dần mức tạ hay tốc độ chạy lên khi cơ thể bạn đảm bảo rằng nó có thể đáp ứng và phù hợp.
2. Tập quá sức
Điều này được hiểu là bạn dành quá nhiều thời gian trong phòng tập mỗi ngày. Bạn cũng không cho phép mình nghỉ ngơi trong suốt thời gian tập luyện. Thêm vào đó, bạn lặp lại việc tập một nhóm cơ hàng ngày. Không, cơ bắp của bạn cần thời gian phục hồi. Do vậy, dành thời gian hợp lý cho việc tập luyện (1-2 giờ/ ngày) và luân phiên tập mỗi nhóm cơ cách ngày để chúng có thời gian hồi phục.
3. Lơ là việc tập
Ngược lại, bạn cũng đừng lơ là, buông lơi khi tập luyện. Nếu như vậy thì mọi công sức, thời gian của bạn bỏ ra cho việc tập chỉ là vô ích. Mục tiêu của bạn cần phải tăng và tăng ổn định. Tuần này bạn đã thành công ở mức chạy 8mph thì tuần sau sẽ thử ở mức 10mph,...
4. Không tập trung
Điều này là thường thấy và dễ xảy ra ở các phòng tập. Điều bạn cần nhớ là mục tiêu của bạn và hãy tập trung vào nó.
5. Quên đi tầm quan trọng của việc thở
Khi nói đến việc tập luyện, hơi thở của bạn là sức mạnh của bạn. Thở đúng cách vừa giúp bạn tiết kiệm sức lực, vừa khiến cơ bắp được nuôi dưỡng và tránh được chấn thương. Hãy hít vào bằng mũi và thở ra qua miệng. Khi đẩy tạ nặng thì thở ra, kéo về thì hít vào.