Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp rất nhiều người mắc. Bệnh này nếu phát hiện và điều trị sớm thì khả năng phục hồi rất cao, ngược lại sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị cột sống khác nhau phục thuộc và tình trạng bệnh lý cụ thể của từng đối tượng.
Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay, giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này nhé.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến
Sử dụng thuốc giảm đau
- Gồm có thuốc giảm đau thông thường, không kê đơn; Thuốc kháng viêm; Thuốc có tác dụng làm giãn cơ (được chỉ định khi người bệnh có triệu chứng co cứng cơ dọc ở cạnh cột sống).
- Thuốc Corticoid đường uống: Loại này không có tác dụng điều trị dứt điểm mà chỉ giảm đau tạm thời, cơn đau có thể tái phát khi thuốc hết hiệu lực. Việc sử dụng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không lạm dụng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Tiêm ngoài màng cứng
Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng kim nhỏ để đưa thuốc vào khoang ngoài mang cứng – đây là khu vực chứa chất béo nằm giữa xương và túi bảo vệ của các dây thần kinh.
Phương pháp này thường được áp dụng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm bị đau thần kinh tọa ở mức độ trung bình và nặng. Mục đích nhằm giảm đau, giảm sưng viêm, iệu quả kéo dài trong vài tháng. Tuy nhiên, nó không có khả năng giải quyết tình trạng đĩa đệm bị di lệch khỏi vị trí tự nhiên ban đầu. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm đau hoặc xuất huyết tại chỗ tiêm, teo và nhạt màu da ở tại vị trí tiêm, nhiễm trùng.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Đông y sử dụng các dược liệu tự nhiên từ thuốc theo thang, thuốc bóp, thuốc cao… Nó có tác dụng giảm đau, giảm triệu chứng khó chịu, với điều kiện thuốc đủ hàm lượng, phù hợp với mức độ thoát vị cũng như cơ địa của người bệnh.
Việc sử dụng các bài thuốc gia truyền được quảng cáo thổi phồng, không rõ nguồn gốc sẽ khiến bệnh nặng hơn, ảnh hưởng tới thời gian vàng điều trị bệnh, chưa kể còn có thể dẫn tới nguy cơ tăng men gan, vàng da, suy thận.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phương pháp này được áp dụng khi thoát vị gây chèn ép rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (dưới thắt lưng) khiến người bệnh bí tiểu, mất cảm giác ở cơ quan sinh dục hoặc hậu môn. Việc áp dụng các biện pháp không xâm lấn kém hiệu quả, hoặc người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 06 tuần. Hoặc người bệnh gặp khó khăn khi đứng thẳng, đi bộ, có cảm giác tê yếu dần.
Phẫu thuật có thể dẫn tới một số rủi ro như tổn thương cơ, nhiễm trùng. Người bệnh cũng cần phải nằm tĩnh dưỡng một thời gian để vết mổ bình phục trở lại.
Trị liệu thần kinh cột sống
Phương pháp này dựa trên thực tế là thoát vị đĩa đệm là sự sai lệch khỏi vị trí tự nhiên ban đầu, chèn ép và các tổ chức ở xung quanh và gây đau. Sử dụng các tác động vật lý để nắn chỉnh trở lại sẽ giúp khắc phục bệnh triệt để hơn.
Đây là phương pháp bảo tồn, các bác sĩ sử dụng tay, máy để nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh lại các sai lệch tại cột sống.
Nguồn: Phục hồi chức năng sau thoát vị đĩa đệm hiệu quả hơn với máy vật lý trị liệu: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html