Suy giãn tính mạch được biết đến là một căn bệnh mãn tính với nhiều dấu hiệu dễ dàng nhận biết và có thể đem lại nhiều hệ quả nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Hệ tĩnh mạch trong cơ thể con người được phân chia thành tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Trong điều kiện cơ thể khỏe mạnh và tĩnh mạch hoạt động như bình thường thì máu sẽ đi từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên, cuối cùng là vào các tĩnh mạch sâu rồi trở về tim nhờ áp suất tạo ra từ sự co bóp của tim và các van tĩnh mạch. Các van này đóng vai trò như cánh cửa ngăn không cho máu chảy ngược trong tĩnh mạch,
Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khiến các van này bị hở và tĩnh mạch giãn ra (thường là các tĩnh mạch nông) khiến máu bị trào ngược trở lại, ứ đọng ở ngoại vi gây ứ trệ tuần hoàn máu và tăng áp lực lên tĩnh mạch.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở chân do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài, cấu trúc phức tạp và thường xuyên chịu áp lực lớn.
Giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: cảm giác khó chịu ở chân, cảm giác nặng chân, buồn chân như bị kiến bò, chuột rút bắp chân, đau nhức và tê mỏi chân, xung quanh mắt cá chân bị sưng (thấy rõ hơn vào buổi tối).
Các biểu hiện trở nên rõ ràng hơn về đêm, sau một ngày dài hoạt động và giảm bớt khi chườm đá lạnh hoặc kê cao chân và sau khi ngủ dậy.
Ở giai đoạn sau, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi đã hình thành các huyết khối tĩnh mạch:
- Huyết khối tĩnh mạch nông khiến tĩnh mạch nổi lên, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, sờ lên có cảm giác đau, sưng cứng và ấm nóng. Tuy nhiên thì huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây biến chứng và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu khiến chân sưng đỏ, gây đau rát, ngứa ngáy, có thể xuất hiện tình trạng chảy máu và nhiềm trùng. Trong trường hợp này, huyết khối tĩnh mạch có thể di chuyển gây tắc nghẽn mạch phổi, đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh.
- Chứng loạn dưỡng khiến da bị phù nề, tróc vảy, chảy nước thậm chí là thay đổi sắc tố da.
- Ngoài ra, vết loét có thể trở nên sâu và lan rộng hơn khiến người bệnh đau đớn, mất khả năng đi lại, vết thương dễ nhiễm khuẩn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhờ vào sự phát triển của y học, chúng ta có rất nhiều cách để điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả như phẫu thuật laser, đốt tĩnh mạch, rút bỏ tĩnh mạch giãn,… Tuy nhiên, có một phương pháp giúp bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch vô cùng an toàn, hiệu quả mà không tốn quá nhiều thời gian, chi phí hay lệ thuộc vào thuốc điều trị là massage bấm huyệt.
Cách massage bấm huyệt trị suy giãn tĩnh mạch vô cùng đơn giản. Bạn đổ dầu olive vào lòng bàn tay, xoa vào nhau cho đến khi ấm lên rồi xoa lên toàn bộ chân. Khi massage chân lưu ý dùng lực xoa bóp nhẹ nhàng từ gót chân đến bắp chân để thúc đẩy tuần hoàn máu. Nếu cảm thấy đau nhức thì nên ngưng lại. Ngoài ra, có thể bấm một số huyệt đạo ở bàn chân mà bạn nên tham khảo thêm các phòng khám Đông y giúp tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Trong cuộc sống hàng ngày các bạn nên sử dụng ghế mát xa, nhất là ghế massage toàn thân thân hiện đại để chăm sóc sức khỏe mỗi ngày, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả!