Thay khớp gối là một điều trị y tế phức tạp, thường được áp dụng cho các trường hợp đầu gối có tổn thương nghiêm trọng, ví dụ thoái hóa. Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ lớp sụn khớp bị bào mòn nặng, thay thế bằng khớp nhân tạo từ kim loại, nhựa, cũng như các vật liệu tổng hợp khác. Dù có tỉ lệ thành công cao nhưng phẫu thuật khớp gối vẫn có rủi ro nhân định.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng này nhé.
Nhiễm trùng vết thương
Đây là vấn đề không hiếm trong phẫu thuật. Do đó, các bác sĩ luôn có biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, ở thời điểm sau phẫu thuật thì người bệnh phải tự mình chăm sóc bản thân, cần được trang bịc các kiến thức để chống lại sự xâm nhập của vi trùng qua vết mổ.
Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu của nhiễm trùng như: Cảm giác ớn lạnh, thân nhiệt tăng, đầu gối sưng đỏ và chảy mủ… thì người bệnh nên tìm bác sĩ.
Huyết khối hình thành
Hình thành huyết khối là một trong những biến chứng thường thấy sau khi thay khớp. Nguyên nhân chủ yếu là do người thực hiện phẫu thuật gây tổn thương mao mạch trong khi thay khớp, bệnh nhân ít vận động sau mỏ.
Trường hợp xấu nhất, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể hình thành. Nếu cục máu đông ở chân này bị vỡ thành nhiều khối nhỏ khác, chúng có thể di chuyển theo máu đến phổi và gây tắc các mao mạch tại đây, đe dọa tính mạng người bệnh.
Tổn thương các dây thần kinh ở xung quanh đầu gối
Dù hiếm, nhưng trong vài trường hợp hy hữu, bác sĩ có thể vô tình gây tổn thương cho các dây thần kinh trong khi ghép khớp gối nhân tạo. Một ca phẫu thuật khác sẽ cần được thực hiện sớm để chữa lành các tổn thương này. Nếu như biến chứng không được giải quyết tạm thời thì người bệnh sẽ có cảm giác tê liệt ở bên chân bị ảnh hưởng.
Tác dụng phụ của thuốc gây mê, gây tê
Để hạn chế cảm giác đau đớn khi tiến hành phẫu thuật việc sử dụng thuốc gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ là cần thiết. Đôi khi thuốc kéo theo một số tác dụng phụ như: Mơ màng sau phẫu thuật xong, đau đầu, buồn nôn.
Xuất huyết nghiêm trọng
Xuất huyết khi phẫu thuật nằm trong sự kiểm soát của bác sĩ. Nhưng dung cơ địa mà một số người có nguy cơ bị mất máu nhiều khi ở trên bàn mổ, cần được truyền máu và tiếp tục phẫu thuật.
Mặc dù vậy, tình trạng xuất huyết ở bên dưới da và gây sưng sau phẫu thuật lại có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương mao mạch.
Dị ứng
Thành phần của khớp nhân tạo được làm từ kim loại có khả năng gây dị ứng ở một số người. Hệ quả là sưng đỏ, phát ban, nổi mụ nước. Nghiêm trọng hơn là suy nhược cơ, đau đầu, tiêu chảy.
Hệ hô hấp bị ảnh hưởng
Một số trường hợp hít thở khó khăn sau phẫu thuật, chủ yếu do tác động của thuốc gây mê toàn thân. Tình trạng phổi không thể lấy đủ oxy lâu ngày có thể gây tích tụ bên trong và chuyển biến thành viêm phổi.
Thay khớp thất bại
Thay khớp thất bại có thể do không thích ứng khớp nhân tạo khiến cho nó bị lỏng, bào mòn và mất đi tính ổn định. Tình trạng đau nhức cũng nhu cứng khớp sau mổ vẫn có thể diễn ra mà không có dấu hiệu suy giảm.
Nguồn: máy tập phục hồi chức năng tay chân: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html